Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Công dụng chữa tiểu đường của nấm lim xanh

Từ nhiều năm qua nấm lim xanh đã được các nhà khoa học công nhận là một thảo dược quý hiếm có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh kể cả nan y như ung thư nhờ thành phần chứa nhiều dược chất tuyệt vời. Một trong những bệnh đó là tiểu đường, vậy nấm lim xanh chữa tiểu đường như thế nào?

Triệu chứng của tiểu đường

Triệu chứng chủ yếu thường thấy ở cả 2 loại tiểu đường là sụt cân nhanh, nhu cầu ăn ngủ và đi tiểu nhiều lên bất thường, lượng nước tiểu lớn thường từ 3 – 4 lít 1 ngày, nước tiểu trong, khi khô để lại mãng trắng hoặc vết bẩn. Đối với loại 2, bệnh biểu hiện âm thầm và hầu hết là một thời gian dài sau mới có thể chuẩn đoán thấy bệnh.

Tác dụng của nấm lim xanh lên bệnh tiểu đường

Cơ chế để hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tiểu đường và chữa bệnh tiểu đường của nấm lim xanh là tạo ra sự cân bằng cho các nội tiết tố thông qua khả năng phục hồi tổn thương cấp độ tế bào của các tuyến nội tiết, ở bệnh tiểu đường là tuyến tụy với nội tiết insulin.
Việc nhiều bệnh nhân chữa khỏi tiểu đường là một minh chứng rõ ràng về hiệu quả chữa bệnh của nấm lim xanh, hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường loại 2, ngăn ngừa và giải quyết tận gốc căn nguyên gây bệnh.
nuoc-uong-nam-lim-xanh
Nước uống từ nấm lim xanh hộ trợ điều trị tiểu đường rất tốt

Nguyên tắc khi sử dụng nấm lim xanh chữa tiểu đường

Bệnh nhân cần lưu ý những nguyên tắc sinh hoạt sau để có thể đẩy nhanh tác dụng chữa bệnh tiểu đường bằng nấm lim xanh:
Chế độ ăn tốt cho bất kỳ người đái tháo đường cũng cần thoả mãn các yếu tố: chất đạm – béo – bột – đường – vitamin – muối khoáng – nước với khối lượng hợp lý.
Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận …
 Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.
Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn.
Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.
Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.
Duy trì được cân nặng ở mức cân nặng lý tưởng hoặc giảm cân đến mức hợp lý.

Phương pháp sử dụng Nấm Lim Xanh điều trị bệnh hiệu quả:

Thành phần cần chuẩn bị:
Nấm lim xanh, bông atiso, cam thảo.
Cách sử dụng:
1. Thái nhỏ Nấm Lim Xanh( càng nhỏ càng tốt ) nhằm tăng hiệu quả khi nấu thành nước uống.
2. Bỏ bông atiso, cam thảo ( cũng được thái nhỏ .
3. Nấu khoảng 80g nấm cùng 2 lít nước đun sôi với lửa nhỏ khoảng 30 phút.
4. Xong để nguội và có thể sử dụng ngay hoặc cho vào tủ lạnh
Bênh nhân nên uống hết phần nấm ngay trong ngày, phần bã có thể dùng nửa lít nước nấu thêm lần 2

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Nấm lim xanh hỗ trợ điều trị ung thư

Từ trước đến nay bất chấp sự phát triển mạnh mẽ cũng những phương pháp chữa trị tích cực từ ngành y thì ung thư vẫn được xếp vào một trong những bệnh nan y và có tỉ lệ tử vong rất cao. Ung thư là tên gọi chung để chỉ các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức xâm lấn các nội tạng lành mạnh của cơ thể và hút hết các chất dinh dưỡng trong cơ thể khiến cho người bệnh suy kiệt mà chết hoặc các nội tạng bị chèn ép phá hủy mà chết.
nam-lim-xanh-chua-ung-thu
Nấm lim xanh hỗ trợ rất hiệu quả trong việc chữa trị ung thư
Với cơ chế tiêu diệt tế bào ung thư, tự tiến hành sửa chữa các rối loạn tế bào ta có thể sử dụng nấm lim xanh để tự bồi bổ cơ thế và nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch. Thực tế cho thấy, chính nhờ những hoạt chất tự nhiên này mà nấm lim xanh chữa ung thư có tác dụng rất hiệu quả .
Vậy nấm lim xanh có thể hỗ trợ điều trị những loại bệnh ung thư nào?

Nhóm ung thư mà nấm lim xanh có thể điều trị

Nấm lim xanh có hiệu quả điều trị bệnh ung thư rất tốt với các bệnh ung thư sau:
Ung thư nội tạng và hệ nội tiết: Nấm lim xanh có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị ung thư thận, ung thư tụy, ung thư tuyến giáp, ung thư gan, ung thư phổi, , ung thư não.
Ung thư hệ sinh dục: chữa trị các bênh ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dương vật, ung thư tinh hoàn.
Nhóm ung thư hệ tiêu hóa: Nấm lim hỗ trợ chữa các bệnh ung thư miệng, ung thư lưỡi, ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư dạ dày (ung thư bao tử), ung thư ruột, ung thư đại tràng.
Điều trị nhóm bệnh ung thư hệ vận động và chữa các bệnh ung thư khác: hiệu quả điều trị tốt các bệnh ung thư xương, ung thư da, ung thư máu, ung thư mắt…v…v…
Nhờ đâu mà ta có thể sử dụng nấm lim xanh trong việc hỗ trợ ung thư, đó chính là khả năng kích thích cơ thể sản sinh kháng nguyên khối u, các kháng nguyên ngày xuất hiện phổ biến ở tế bào khối u lẫn tế bào thường. Nếu nhận ra những tế bào này, Lympho tế bào sẽ tiêu diệt chúng trước khi chúng tăng sinh và di căn.
Trên đây chỉ là danh sách không đầy đủ các bệnh ung thư mà nấm lim xanh có thể hỗ trợ điều trị, bởi vì nhiều dạnh ung thư giai đoạn đầu đều có thể chữa  bằng nấm lim xanh nhờ cơ chế nâng cao sức đề kháng của mình.

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Tác dụng chữa viêm gan của nấm lim xanh

Hiện nay, mặt trái của việc kinh tế phát triển là nguy cơ mắc những bệnh ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe tăng cao, nhất là những bệnh liên quan tới gan bởi nguyên nhân lạm dụng rượu bia và các hóa chất độc hại trong thức ăn.
Một phương pháp chữa và phòng tránh các bệnh về gan là sử dụng thảo dược nấm lim xanh, vậy nhờ đâu mà nấm lim xanh lại có khả năng đó, ta hãy cùng tìm hiểu tác dụng chữa viêm gan của nấm lim xanh.
nam-lim-xanh-chua-viem-gan
Nấm lim xanh có tác dụng rất tốt trong quá trình chữa viêm gan

Nguyên nhân gây tổn thương gan

Vì tính chất công việc cần giao lưu rộng nên việc bị nhiễm những hóa chất độc hại từ rượu bia là không thể tránh khỏi, qua đó gây nên các bệnh như xơ gan, gan nhiễm mỡ nếu không có biện pháp chữa trị có thể dẫn đến ung thư gan, khi chức năng khử độc của gan bị ảnh hưởng cũng là cơ hội cho những bênh khác thâm nhập vào cơ thể gây ảnh hưởng không nhỏ.
Các bệnh viêm gan siêu vi A, B và C : trong các loại viêm gan trên thì viêm gan B là nguy hiểm và dễ dẫn đến tử vong nhất. Những loại viêm gan siêu vi khác như A và C nếu không điều trị đúng cách và kịp thời thì hoàn toàn có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm, có thể gây tử vong.

Nấm lim xanh điều trị viêm gan

Nhờ khả năng ngăn ngừa, cô lập các tổn thương khu trú trên gan và không cho chúng phát triển, kích thích các tế bào gan mới, hỗ trợ đắc lực chức năng cho các cơ quan khác trong hệ tiêu hóa và thận nên nấm lim xanh được người ta tin tưởng sử dụng trong quá trình điều trị viêm gan.
Nấm lim xanh còn giảm gánh nặng xử lý độc tố của gan và san sẻ cho các bộ phận khác, sau hai tháng uống nấm các triệu chứng lâm sàng của bệnh gan đều giảm rõ rệt và sau năm tháng trở lên hầu hết các chức năng gan đều hồi phục. Nếu tuân thủ quy trình chữa trị cũng như bồi bổ cơ thể thông qua phác đồ điều trị của bác sĩ thì người dùng sẽ phát huy được tối đa tác dụng chữa bệnh của nấm lim xanh mà không lo bị tác dụng phụ gây ảnh hưởng.
Vi vọng với bài viết trên http://namlimxanhqn.com/ có thể giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về công dụng chữa viêm gan của nấm lim xanh.

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Nấm lim xanh hỗ trợ điều trị cao huyết áp

Cao huyết áp là hiện tượng áp lực của dòng máu lưu thông tác động lên thành mạch quá lớn vượt mức 140/90, nếu quá cao có thể gây vỡ mạch máu dẫn đến đột quỵ, tai biến rất nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Nấm lim xanh chữa bệnh huyết áp cao

Theo nghiên cứu thì thảo dược quý giá nấm lim xanh điều trị chứng huyết áp cao phổ biến ở người già hiện nay rất hiệu quả. Vậy nấm lim xanh tác động đến việc điều trị chứng bệnh này như thế nào.
nam-lim-xanh-chua-cao-huyet-ap

Cơ chế chữa bệnh của nấm lim xanh

Dựa trên những cơ chế dưới đây mà nấm lim xanh được đánh giá cao trong việc điều trị cao huyết áp:
Nấm lim xanh tác động âm thầm bằng cách giảm mỡ máu và nồng độ cholesterol thông qua đó giúp dòng máu được lưu thông tốt hơn. Ngoài ra nấm lim xanh còn giúp giảm cân, điều hòa chức năng và giảm độc gan để triệt tiêu những nguyên nhân chính gây nên chức cao huyết áp.
Nhờ chứa những chất quan trọng như axit ganoderic, triterpene hay strerois mà nấm lim xanh tác động trực tiếp đến các hoạt động của tim nhằm điều hòa lưu lượng máu, giúp máu lưu thông tốt tránh áp lực của chúng lên thành mạch. Ngoài điều hòa hoạt động của tim thì nấm lim cũng giúp cho các chỉ số khác của hệ tuần hoàn hoạt động bình thường và ổn định.
Thông qua những cơ chế trên thì chúng ta có thể tin tưởng vào sự hiệu quả và an toàn khi sử dụng nấm lim xanh trong quá trình hỗ trợ điều trị chứng cao huyết áp.

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Điều trị tai biến mạch máu não với nấm lim xanh

Từ trước đến nay, sự nguy hiểm của tai biến mạch máu não cũng như di chứng mà nó để lại là một vấn đề khiến nhiều người lo ngại. Với công dụng đa dạng và hiệu quả, nấm lim xanh được người bệnh tin dùng trong việc điều trị tai biến mạch máu não. Vậy bệnh tai biến mạch máu não là gì.
nam-lim-xanh-chua-tai-bien
Tai biến mạch máu não còn gọi là đột quỵ, xảy ra khi việc cung cấp máu lên não bị ngừng trệ đột ngột, gây ra các triệu chứng thần kinh kéo dài quá 24h.
Tái biến mạch máu não có hai loại:
- Gây vỡ mạch máu não: Tăng huyết áp, chấn thương, vỡ phình động mạch.ẨMCác triệu chứng thần kinh trung ương khu trú biểu hiện nhanh sau vài phút, nên còn được gọi là đột qụy.
- Gây tắc mạch máu não: Cục máu đông tại chỗ, thuyên tắc do xơ vữa động mạch (chẳng hạn xuất phát từ động mạch cảnh), huyết tắc do bệnh tim (thí dụ rung nhĩ, nhồi máu cơ tim).

Chữa tai biến mạch máu não với nấm lim xanh

Thông qua những nghiên cứu về hoạt tính của nấm lim xanh, thực nghiệm lâm sàn và người bệnh sử dụng thì nấm lim xanh được chứng minh là có tác dụng làm tan các khối máu đông, kiểm soát các chỉ số hệ tuần hoàn, giảm huyết áp, dẫn lưu máu tốt giúp hệ tim mạch ổn định, hỗ trợ trong việc phòng bệnh tai biến mạch máu não rất hiệu quả.
Khi mới bắt đầu bị đột quỵ, bệnh nhân không làm chủ được cơ thể của mình nên tuyệt đối không cho người bệnh uống nấm lim xanh để tránh bị nghẹn làm bệnh tình thêm trầm trọng.
Đối với các bệnh nhân sau cơn đột quỵ, nấm lim xanh có tác dụng khôi phục lại hoạt động bình thường của cơ thể, chữa khỏi các di chứng như liệt, mất kiểm soát các cơ quan trong cơ thể, hồi phục lại ý thức cho người bệnh.
Trong lúc sử dụng nấm lim xanh điều trị tai biến mạch máu não bệnh nhân có thể kết hợp sử dụng song song với điều trị tây y để tận dụng tối đa hiệu quả chữa bệnh bởi nấm lim không có tác dụng phụ và có thể kết hợp tốt với các phương pháp điều trị khác.

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng nấm lim xanh

Nấm lim xanh được ưa chuộng bởi việc không gây tác dụng phụ hoặc có ít tác dụng phụ, nhưng một số người sẽ có cảm giác khó chịu trong lần uống đầu tiên vì cơ thể chưa kịp thích nghi. Dưới đây là một vài kinh nghiệm về cách sử dụng nấm lim xanh đúng cách mà mọi người cần biết để có thể tận dụng tối đa hiệu quả chữa trị cho bệnh nhân.
cach-dung-nam-lim-xanh

Cách sử dụng nấm lim xanh

Nếu là nấm lim tươi thì nên phơi khô dưới ánh nắng mặt trời cho đến khi hoàn toàn khô và có mùi thơm đặc trưng.
Vì vỏ và thân cây lim rất độc nên chúng ta cần loại bỏ sạch vỏ cây lim ở phía dưới chân cây nấm trước khi sử dụng. Dùng nước muối ấm, loãng để ngâm cây nấm lim xanh khoảng 10 phút để loại bỏ những chất độc hại bám vào nấm trong quá trình phát triển tự nhiên.
Để tăng hiệu quả khi nấu thành nước uống thì chúng ta nên thái nhỏ tối đa nấm lim. Mỗi lần nấu khoảng 80g nấm cùng 2 lít nước đun sôi với lửa nhỏ khoảng 30 phút. Xong để nguội và có thể sử dụng ngay hoặc cho vào tủ lạnh và nếu có thể hãy uống hết ngay trong ngày.  Bã còn lại có thể nấu thêm 1 lần nữa cùng 1/2 lít nước. Cách sử dụng này có hiệu quả rất tốt nên khi dùng khuyến khích người dùng tuân thủ theo cách này.
  • Có thể đun nấm lim cùng các cây thuốc nam hoặc vị thuốc bắc như táo tàu, cam thảo bắc, bông atisô có vị ngọt khác để dễ uống.
  • Bệnh nhân bị ung thư, bệnh nặng có thể lên cơn đau dữ  dội khi sử dụng. Trường hợp này nên tăng dần liều lượng ừ 30g/2 lít lên dần 50g/2 lít chứ không nên uống đặc ngay từ  đầu.
  • Người uống điều trị bệnh thì nên kiên cử: Nhân sâm, rượu, bia, càfê, thuốc lá, hành, tiêu, ớt, tỏi, mỡ heo, các loại trứng, nước có gas, sữa bò.
  • Khi chưa sử dụng quen thì một số người sẽ có thể bị hiện tượng đau bụng, đi ngoài phân loãng hoặc những triệu chứng về đường ruột khác.
Và những bệnh nhân lưu ý là không nên dừng điều trị bằng phương pháp tây y bởi vì mỗi phương pháp đều có hiệu quả riêng và không hề ảnh hưởng tới nhau . Ta chỉ cần tránh uống cùng thời điểm với thuốc Tây, nên dùng trước hoặc sau 30 phút để phát huy tối đa hiệu quả. Nấm Lim được dùng tốt nhất vào buổi sáng lúc bụng đói. Uống nhiều nước làm tăng công hiệu của nấm vì giúp cơ thể thải ra những chất độc.
Để bảo đảm dược tính của nấm phát huy tốt bạn nên tuân thủ một số điều sau:
  • Tránh dùng đường cát trắng (nên thay bằng mật ong nguyên chất, đường quả thể fruitoza, glucose,…)
  • Bớt ăn thực phẩm chế biến sẵn (đồ hộp, mì ăn liền, nước ngọt…)
  • Không nên kén ăn, cần hấp thụ đủ các loại thực phẩm thiên nhiên, để giữ cân bằng chất dinh dưỡng.
  • Ăn nhiều rau cải, nhất là rau cải có rễ, cành .
  • Uống nhiều nước sôi để nguội, để tốt cho tiểu tiện, tăng trao đổi chất, thải sạch chất độc trong cơ thể.
  • Tập thể thao thường xuyên và thích hợp (không quá sức)
  • Giữ tâm trạng yên tĩnh, cởi mở tấm lòng, không quá lo âu
Hy vọng với những chia sẻ trên của http://namlimxanhqn.com/ thì mọi người sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc sử dụng nấm linh xanh đúng cách.

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Công dụng của nấm lim xanh

Được mệnh danh là một loại thần dược chữa bách bệnh, cây nấm lim xanh là một loại nấm quý hiếm mọc trên thân cây gỗ lim. Dù có lúc tưởng như đã tuyệt chủng nhưng gần đây các nhà khoa học đã phát hiện ra loại dược thảo hiếm có này vẫn còn tồn tại ở các khu vực rừng Trường Sơn, Tây Nguyên của nước ta và ở Nam Lào.
cong-dung-nam-lim-xanh

Tác dụng của nấm lim xanh

Mặc dù hiệu quả chữa bệnh của nấm lim xanh chưa được khám phá hết nhưng theo tài liệu nghiên cứu khóa học và dân gian thì công dụng của nấm lim xanh có thể chia thành 2 nhóm như sau:
- Nhóm tác dụng phục hồi, tăng cường chức năng: Giải độc gan (do rượu, bia, độc tố) hay còn gọi là ngộ độc cồn etylic trường diễn hoặc cấp tính; tăng cường sinh lực; giảm mỡ máu; giảm cao huyết áp; giảm mỡ thừa (giảm béo, chống tăng cân); giải độc, thanh lọc cơ thể…v…v..
- Nhóm các tác dụng hỗ trợ điều trị, điều trị ngăn ngừa: Hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị ung thư (các dạng ung thư và u, bướu); xơ gan, gan nhiễm mỡ; phì đại tiền liệt tuyến; phục hồi tai biến mạch máu não sau đột quỵ; chữa bệnh gout (bệnh gút) hay còn gọi là bệnh thống phong; viêm khớp, đau nhức khớp; tiểu đường (đái tháo đường); đau dạ dày, đại tràng…v…v…
Nhờ việc không có tác dụng phụ hoặc là tác dụng phụ rất ít nên nấm lim xanh có lợi thế rất lớn trong việc hỗ trợ y tế với việc phục hồi sức khỏe người bệnh. Nấm lim xanh không có tương tác nào đối với các thuốc Tây y hiện đại, do đó qua thử nghiệm lâm sàng chưa có ghi nhận nào về phản ứng thuốc, tuy vậy người dùng vẫn nên sử dụng nấm lim xanh trước hoặc sau khi uống thuốc (Tây y) khoảng thời gian từ 30 phút trở lên để đảm bảo hiệu quả hấp thu tối đa.
Cũng không nên quá phụ thuộc vào nấm lim xanh mà coi thường tác dụng cũng như phương pháp điều trị Tây y, đơn giản bởi vì hiệu năng của Đông y và Tây y là tương đối khác nhau về cơ chế điều trị.

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Nguồn Gốc Nấm Lim Xanh

Nấm lim xanh có tên khoa học là Ganoderma lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst., thuộc họ nấm lim, ngoài ra còn có những tên khác như nấm trường thọ, vạn niên nhung, tiên thảo. Từ thời xa xưa thì người ta đã biết tận dụng loại dược thảo này để làm thuốc.
Nấm lim xanh được coi là loại thuốc quý có tác dụng giải độc, kiện não, lợi niệu, bảo can, cường tâm, ích vị, trong “Thần nông bản thảo” thậm chí nó còn được đánh giá hơn cả nhân sâm.
Ngoài những công dụng trên thì gần đây người ta còn phát hiện ra nấm lim xanh còn có tác dụng phòng chống ung thư, lão hóa và tăng tuổi thọ.
nguon-goc-nam-lim--xanh

Nhận biết nấm lim xanh

Nấm lim xanh chỉ mọc ở những cây lim đã chết, đặc biệt chúng mọc theo quần thể, cây lớn phát triển rồi sinh ra cây con chứ không mọc đơn lẻ.
Ở nước ta, nấm lim xanh thường có dạng mũ với một vài cuống dài đính lệch về phía bên, cây có tầng ống tròn. Màu của lớp mũ và cuống có dạng sơn bóng đỏ, xám đỏ hoặc đen. Có hai lớp vỏ, một đầu tù và bào tử hình trứng. Hiện nay có 6 loại nấm linh xanh đã được phát hiện ở Việt Nam là : ngọc chi (màu trắng – vị cay), huyền chi (nâu – vị mặn), tử chi (tím – vị ngọt), bích chi (xanh da trời – vị chua), kim chi (vàng – vị ngọt), xích chi (đỏ – vị đắng).

Công dụng của nấm lim xanh

Nhờ có chứa chất germanium và tính ẩm nên nấm lim xanh có tác dụng làm khí huyết lưu thông, ổn định huyết áp, tăng sức hấp thụ oxi và tu bổ cường tráng. Nấm lim xanh còn chống táo bón rất hiệu quả nhờ công dụng làm sạch ruột và thúc đẩy hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nấm có tác dụng lọc sạch máu, tăng cường tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, chống béo phì, tiêu chảy và hỗ trợ thần kinh. Nấm lim còn có khả năng cô lập và diệt các tế bào ung thư, lọc gan, tăng miễn dịch cơ thể, chống dị ứng và viêm nhờ hàm lượng polysacharit  và acid ganodermic cao.

Cách sử dụng nấm lim xanh

Nói chung việc sự dụng nấm lim xanh không mấy khó khăn. Chỉ cần cắt lát cho vào bình thủy, dùng nước sôi hãm trong vòng 1 giờ để uống dần trong ngày (khuyến cáo là dùng hết trong ngày). Hoặc xắt thành miếng mỏng ngâm rượu, sau 20 ngày là dùng được, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ. Mùa nóng, nên cho nấm vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Sâm Ngọc Linh Cây Thuốc Quý Của Việt Nam

Sâm Ngọc Linh (danh pháp hai phần: Panax vietnamensis) là một loài cây thuộc họ Cam tùng (Araliaceae), còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúctrúc tiết nhân sâm) củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu, là loại sâm quý được tìm thấy tại miền Trung Trung Bộ Việt Nam, mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum, huyện Trà My tỉnh Quảng Nam.
sam-ngoc-linh-tuoi
Ngoài Ngọc Linh, sâm còn phân bố tại núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn và còn có thể có ở đỉnh Ngọc Am tỉnh Quảng Nam theo những kết quả điều tra mới nhất. Trên độ cao 1.200 đến 2.100m, sâm Ngọc Linh mọc dày thành đám dưới tán rừng dọc theo các suối ẩm trên đất nhiều mùn.
sam-ngoc-linh
Sâm Ngọc Linh cũng là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y tế Việt Nam, phần thân rễ của cây sâm Ngọc Linh Việt Nam chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa họcđã biết và 24 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác, trong khi sâm Triều Tiên có khoảng 25 saponin.
Những kết quả nghiên cứu, phân lập thành phần hóa học mới nhất được công bố còn kéo dài danh sách saponin của sâm Ngọc Linh hơn nữa, lên tổng cộng 52 loại. Như vậy, sâm Việt Nam là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất, tương tự một số cây sâm quý đã từng được nghiên cứu sử dụng từ lâu trên thế giới. Hợp chất hóa học đa dạng và tác dụng thực tiễn đối với sức khỏe của con người khiến sâm Ngọc Linh hiện nay được bán trên thị trường với giá càng ngày càng cao, thậm chí còn cao hơn sâm Triều Tiên nhiều lần.
Trước khi có sự phát hiện từ phía các nhà khoa học, sâm Ngọc Linh đã được các đồng bào dân tộc thiểu số Trung Trung bộ Việt Nam, đặc biệt là dân tộc Xê Đăng, sử dụng như một loại củ rừng, mà họ gọi là củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu, chữa nhiều loại bệnh theo các phương thuốc cổ truyền.
Dựa trên những thông tin lưu truyền trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Quảng Nam, Kon Tum về một loại củ quý hiếm trên núi Ngọc Linh có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người, và do nhu cầu của kháng chiến đã khiến ngành dược khu Trung Trung Bộ quyết phải tìm ra cây sâm chi Panax tại miền Trung, mặc dù trước đó nhiều nhà khoa học cho rằng chi Panax chỉ có ở miền Bắc.
Lịch sử phát hiện
Năm 1973, khu Y tế Trung Trung bộ cử một tổ 4 cán bộ do dược sĩ Đào Kim Long làm trưởng đoàn, kỹ sư Nguyễn Bá Hoạt, dược sĩ Nguyễn Châu Giang, dược sĩ Trần Thanh Dân là thành viên, đi điều tra phát hiện cây sâm theo hướng chân núi Ngọc Linh thuộc huyện Đắc Tô tỉnh Kon Tum.
Khi đoàn lên tỉnh Kon Tum, Ban Dân y Kon Tum cử thêm dược tá Nguyễn Thị Lê trợ giúp cho đoàn, dẫn đường lên núi Ngọc Linh. Sau nhiều ngày vượt suối băng rừng, đến 9 giờ sáng ngày 19 tháng 03 năm 1973, ở độ cao 1.800 mét so với mặt biển, đoàn đã phát hiện hai cây sâm đầu tiên và ngay buổi chiều cùng ngày đã phát hiện được một vùng sâm rộng lớn thuộc phía Tây núi Ngọc Linh. Sau 15 ngày nghiên cứu toàn diện về hình thái, sinh thái, quần thể, quần lạc, phân bố, di cư và phát tán, dược sĩ Đào Kim Long đã xác định núi Ngọc Linh là quê hương của cây sâm mới, đặc biệt quý hiếm, chưa từng xuất hiện tại bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
Theo đánh giá của Tiến sĩ Trần Chí Liêm, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam: đây là cống hiến quan trọng cho khoa học, bổ sung tri thức mới về vùng phân bố chi Panax xuống tới vĩ tuyến 15 và bổ sung cho chi Panax họ Araliaceae một loài mới. Sau khi sâm được phát hiện, Khu uỷ Khu 5 đã chỉ đạo Ban Dân y bí mật bảo vệ và khai thác, giao cho xưởng Dược Trung Trung Bộ chế biến làm thuốc phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân; đồng thời gửi mẫu ra Bộ Y tế, Viện Dược liệu Hà Nội nghiên cứu.
Những năm sau khi hòa bình lập lại, tháng 10 năm 1978 một tổ công tác thứ hai lên vùng núi Ngọc Linh với nhiệm vụ ước lượng sơ bộ diện tích sâm mọc. Kết quả chuyến đi là việc tìm ra được một vùng dài hàng chục kilômét, có trữ lượng khoảng 6.000-7.000 cây sâm mọc dày đặc với mật độ từ 1 mét vuông một cây đến 7,8 mét vuông một cây.
Nǎm 1979, Ty Y tế Quảng Nam tổ chức điều tra ở 5 xã của huyện Trà My với sự giúp đỡ của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả đợt điều tra là việc tìm thấy 1.337 cây trong 211 ô tiêu chuẩn. Trọng lượng trung bình thân rễ sâm là 5,26 gam; số thân có trọng lượng trên 25 gam là 7,39% và số thân rễ có trên 10 sẹo (ước tính trên 8 năm tuổi) là 36,9%.
Đợt điều tra này đã thu được 1 thân rễ có tới 52 sẹo (ước tính cây trên 50 năm tuổi), đường kính 1,2 cm, tuy đây chưa phải là thân rễ sống lâu nhất. Trong những đợt tìm kiếm, điều tra về sau còn phát hiện ra cây khoảng 82 năm tuổi có rễ, củ và thân rễ dài hơn nửa mét.
Danh pháp khoa học
Ngày 8 tháng 6 năm 1973 tại văn phòng Ban Dân y Khu 5 dược sĩ Đào Kim Long, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu sâm Ngọc Linh đã nêu rõ đặc điểm hình thái, sinh thái học, quần thể, thảm thực vật, khả năng thích nghi, cách phát tán, khả năng tái sinh của cây nhân sâm này, kèm theo báo cáo có các tiêu bản mẫu cây ép khô, ảnh chụp và 3 kg sâm đã phơi khô.
Dược sĩ Đào Kim Long đã đặt tên khoa học của cây sâm Ngọc Linh này là Panax articulatus KL Dao(trong kháng chiến để giữ bí mật nên thường gọi là Sâm K5), hay Panax articulatus Kim Long Đào theo tên người phát hiện. 12 năm sau, tên Nhân sâm Việt Nam và tên khoa học là Panax vietnamesis Ha et Grushy, họ Ngũ gia Araliaceae, được công bố tại Viện Thực vật Kamarov (Liên Xô cũ) năm 1985, do Hà Thị Dung và I. V. Grushvistky đặt tên. Áp dụng Quy tắc quốc tế về danh pháp thực vật công bố năm 1994 (ICBN – Tokyo code), điều 1, mục 3 phần C, danh pháp khoa học của sâm Ngọc Linh có thể được nối tên của người thứ hai công bố với tên người thứ nhất qua chữ ex, và khi đó tên khoa học của cây nhân sâm Ngọc Linh được viết hợp pháp theo luật quốc tế hiện nay sẽ phải là Panax articulatus KL Dao (1973) ex Ha et Gruskv (1985).
Đặc điểm
cây – lá – củ – hoa sâm ngọc linh
Cây sâm được phát hiện ở độ cao từ 1.200m trở lên (có tài liệu cho biết cao độ tìm thấy sâm Ngọc Linh là khoảng 1.500m), đạt mật độ cao nhất ở khoảng từ 1.700-2.000m dưới tán rừng già, và cho tới nay chỉ có hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam là có cây sâm này.
Sâm mọc tập trung dưới chân núi Ngọc Linh, một ngọn núi cao 2.578m với lớp đất vàng đỏ trên đá granit dày trên 50 cm, có độ mùn cao, tơi xốp và rừng nguyên sinh còn rộng, nên được gọi là sâm Ngọc Linh, tuy những nghiên cứu thực địa mới nhất cho thấy sâm còn mọc cả ở núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, đỉnh núi Ngọc Am thuộc Quảng Nam, Đắc Glây thuộc Kontum, núi Langbian ở Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng cũng rất có thể có loại sâm này.
Đây là một loại cây thân thảo sống lâu năm, cao 40 cm đến 100 cm, thoạt nhìn rất giống nhân sâm Triều Tiên, nhưng nhìn kỹ sẽ thấy thân rễ có sẹo và các đốt như đốt trúc do thân khí sinh rụng hàng năm để lại.
Sâm Ngọc Linh có dạng thân khí sinh thẳng đứng, màu lục hoặc hơi tím, nhỏ, có đường kính thân độ 4-8mm, thường tàn lụi hàng năm tuy thỉnh thoảng cũng tồn tại một vài thân trong vài năm. Thân rễ có đường kính 1–2 cm, mọc bò ngang như củ hoàng tinh trên hoặc dưới mặt đất độ 1–3 cm, mang nhiều rễ nhánh và củ.
Các thân mang lá và tương ứng với mỗi thân mang lá là một đốt dài khoảng 0,5-0,7 cm, tuy sâm chỉ có một lá duy nhất không rụng suốt từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 và chỉ từ năm thứ 4 trở đi mới có thêm 2 đến 3 lá. Trên đỉnh của thân mang lá là lá kép hình chân vịt mọc vòng với 3-5 nhánh lá. Cuống lá kép dài 6-12mm, mang 5 lá chét, lá chét ở chính giữa lớn hơn cả với độ dài 12–15 cm, rộng 3–4 cm. Lá chét phiến hình bầu dục, mép khía răng cưa, chóp nhọn, lá có lông ở cả hai mặt.
Cây 4-5 năm tuổi có hoa hình tán đơn mọc dưới các lá thẳng với thân, cuống tán hoa dài 10–20 cm có thể kèm 1-4 tán phụ hay một hoa riêng lẻ ở phía dưới tán chính. Mỗi tán có 60-100 hoa, cuống hoa ngắn 1-1.5 cm, lá đài 5, cánh hoa 5, màu vàng nhạt, nhị 5, bầu 1 ô với 1 vòi nhụy.
Quả mọc tập trung ở trung tâm của tán lá, dài độ 0,8 cm-1 cm và rộng khoảng 0,5 cm-0,6 cm, sau hai tháng bắt đầu chuyển từ màu xanh đến xanh thẫm, vàng lục, khi chín ngả màu đỏ cam với một chấm đen không đều ở đỉnh quả. Mỗi quả chứa một hạt, một số quả chứa 2 hạt và số quả trên cây bình quân khoảng 10 đến 30 quả.
Mọc dưới tán rừng ẩm, nhiều mùn, thích hợp với nhiệt độ ban ngày từ 20°C-25°C, ban đêm 15°C-18°C, sâm Ngọc Linh có thể sống rất lâu, thậm chí trên 100 năm, sinh trưởng khá chậm.
Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là thân rễ, củ và ngoài ra cũng có thể dùng lá và rễ con. Vào đầu tháng 1 hàng năm, sâm xuất hiện chồi mới sau mùa ngủ đông, thân khí sinh lớn dần lên thành cây sâm trưởng thành có 1 tán hoa.
Từ tháng 4 đến tháng 6, cây nở hoa và kết quả. Tháng 7 bắt đầu có quả chín và kéo dài đến tháng 9. Cuối tháng 10, phần thân khí sinh tàn lụi dần, lá rụng, để lại một vết sẹo ở đầu củ sâm và cây bắt đầu giai đoạn ngủ đông hết tháng 12.
Chính căn cứ vào vết sẹo trên đầu củ mỗi mùa đông đến mà người ta có thể nhận biết cây sâm bao nhiêu tuổi, phải ít nhất 3 năm tuổi tức trên củ có một sẹo (sau 3 năm đầu sâm chỉ rụng một lá) mới có thể khai thác, khuyến cáo là trên 5 năm tuổi. Mùa đông cũng là mùa thu hoạch tốt nhất phần thân rễ của sâm.
Dược tính
Từ năm 1973 đến nay, đã có nhiều cơ quan, nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về sâm Ngọc Linh, và gần 50 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ, tiến sĩ từ các công trình nghiên cứu về loài cây quý hiếm này.
Trong hai năm 1974 và 1975, Viện Dược liệu thuộc Bộ Y tế nghiên cứu thấy thành phần saponin triterpen của tam thất, nhân sâm và sâm Ngọc Linh có 9 hoặc 11 chất có Rf ngang nhau, màu giống nhau ở hai hệ dung môi khác nhau.
Theo đánh giá của Nguyễn Minh Đức, Võ Duy Huấn trong nǎm 1994 thì từ sâm Ngọc Linh đã chiết được 50 hợp chất, xác định cấu trúc hóa học cho thấy 26 hợp chất có cấu trúc đã biết (thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật) và 24 saponin pammaran có cấu trúc mới không bắt gặp tại các loại sâm khác trên thế giới.
Sâm Ngọc Linh chứa chủ yếu các saponin triterpen, nhưng cũng là một trong những cây sâm có hàm lượng saponin khung pammaran cao nhất (khoảng 12-15%) và số lượng saponin nhiều nhất so với các loài khác của chi Panax. Ngoài ra trong sâm Ngọc Linh còn có 14 axít béo, 16 axít amin (trong đó có 8 axít amin không thay thế được) và 18 nguyên tố đa lượng, vi lượng.
Những kết quả nghiên cứu mới nhất bổ sung thêm danh sách saponin và axít amin dài hơn nữa. Theo tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt cán bộ Viện Dược liệu thì về mặt hoá học, thân rễ và rễ củ sâm Ngọc Linh hiện nay (2007) đã phân lập được 52 saponin trong đó 26 sanopin thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật. Trong lá và cọng đã phân lập được 19 saponin pammaran, trong đó có 8 saponin có cấu trúc mới. Đã xác định được trong sâm Ngọc Linh 17 axít amin, 20 chất khoáng vi lượng và hàm lượng tinh dầu là 0,1%.
Tác dụng đối với sức khỏe
Trạm Nghiên cứu Dược liệu tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng (trước đây) và Xí nghiệp Dược phẩm Đà Nẵng, trong bước đầu thực hiện bào chế sản phẩm thành dược liệu có giá trị thương mại, đã chế ra “Tinh sâm quy Ngọc Linh”, “Sâm quy mật ong” v.v. có chứa sâm Ngọc Linh.Trước khi có những nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng đối với sức khỏe của sâm Ngọc Linh, sâm đã được các dân tộc thiểu số Việt Nam, như người Xê Đăng, dùng như một loại thuốc trong những bài thuốc cổ truyền cầm máu, lành vết thương, làm thuốc bổ, sốt rét, đau bụng, phù thũng.
Theo tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt, Phó viện trưởng Viện Dược liệu Việt Nam, những kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm sâm Ngọc Linh đã chứng minh tác dụng chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống ôxi hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan. Nghiên cứu dược lý lâm sàng của sâm Ngọc Linh cũng cho kết quả tốt: bệnh nhân ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện, gia tăng sức đề kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục, nâng cao huyết áp ở người bị huyết áp thấp.
Ngoài những tác dụng như tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt nói trên, theo dược sĩ Đào Kim Long, sâm Ngọc Linh có những tính năng tuyệt hảo như tăng lực, phục hồi sự suy giảm chức năng giúp cho tình trạng của cơ thể trở lại bình thường; kháng các độc tố gây hại tế bào, giúp kéo dài sự sống của tế bào và tăng các tế bào mới. Đặc biệt, sâm Ngọc Linh có những tính năng mà sâm Triều Tiên và sâm Trung Quốc không có là tính kháng khuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu, chống ôxi hóa, và hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh tiểu đường.
Bảo tồn và nhân giống
Sau khi dược tính và tác dụng đối với sức khỏe của sâm Ngọc Linh được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, những năm 80 của thế kỷ 20, trên thị trường tự do giá sâm Ngọc Linh tương đương giá sâm Triều Tiên và vào những năm 90, giá sâm Ngọc Linh còn đắt hơn sâm Triều Tiên nhiều lần.
Theo dược sĩ Đào Kim Long thì ngay cả dân Hàn Quốc, Nhật Bản, xứ sở của sâm, cũng qua đây tìm cho được sâm Ngọc Linh để chữa bệnh. Việc khai thác, mua bán và sử dụng tràn lan chưa có quy định quản lý, bảo vệ cùng các chính sách, giải pháp đầu tư, quy hoạch phát triển khiến trên 108 vùng sâm mọc tự nhiên giữa Quảng Nam và Kon Tum dần cạn kiệt, kéo theo hàng ngàn hecta rừng nguyên sinh bị tàn phá nặng nề.
Trước nguy cơ tuyệt chủng của giống sâm quý, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập vùng cấm quốc gia ở khu vực có sâm mọc tập trung tại 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, đồng thời xếp sâm Ngọc Linh vào danh sách các loại cây cấm khai thác, mua bán bất hợp pháp.
Để bảo vệ và phát triển cây thuốc này cùng một số cây dược liệu khác, Trại dược liệu Trà Linh được thành lập tại Quảng Nam. Tính đến tháng 4 năm 1987, trại đã thu được 53,3 kg thân rễ, trồng được 81.000 cây sâm và đến tháng 9 nǎm 1992 trại đã có 100.000 cây. Từ nǎm 1985, Trại đã áp dụng các biện pháp bón phân và chǎm sóc để tǎng nǎng suất thân rễ, tǎng tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ cây sống.
Từ tháng 1 năm 1995, công việc nghiên cứu gieo trồng sâm Ngọc Linh được tiến hành một cách có hệ thống hơn tại Trại Dược liệu Trà Linh, với việc nhân giống bằng cây lai hữu tính và vô tính, gia tăng diện tích trồng, vận động bà con dân tộc thiểu số trong vùng nhận giống về nuôi.
Kết quả của những nỗ lực từ Trại Dược liệu đã giúp tăng số lượng hạt đậu trên cây, tỷ lệ nảy mầm của hạt cao đến 75% khi gieo trồng và tỷ lệ cây sống khi trồng đại trà lên tới 95%. Đặc biệt, với việc áp dụng thành công phương pháp nhân giống vô tính bằng cách ươm đoạn đầu của thân rễ trong túi polyethylen hoặc ươm trên đất mùn cho tỷ lệ sống và đâm chồi tới 65%. Cây nhân bản vô tính mọc khỏe, nhanh, ra hoa sớm và năng suất thân rễ và củ cao hơn so với cây mọc từ hạt.
Đến nay, trại Trà Linh đã quản lý điểm trồng sâm trên 3ha với hơn 270.000 cá thể, trong đó gần 100.000 cây đang ra hoa đậu quả (cây trên 4 tuổi); đồng thời gieo ươm 50-70 ngàn cây giống mỗi năm. Trong khi đó, tại Kon Tum, lâm trường Ngọc Linh đang lưu giữ 4.000 mét vuông cây sâm ở xã Măng Ri (huyện Đăk Tô) nhưng trồng chưa đúng kỹ thuật nên cây còi cọc, ra hoa đậu quả không đáng kể nên trước mắt còn chưa sản xuất được giống.
Tiến tới một thương hiệu sâm Việt
Tuy cây sâm Ngọc Linh đã thoát nguy cơ tuyệt chủng nhưng độ an toàn còn thấp và mức độ đe dọa vẫn ở bậc E trong sách đỏ Việt Nam. Chính phủ Việt Nam và Bộ Y tế đang từng bước nghiên cứu giải pháp đầu tư phát triển bền vững cho công nghiệp dược phẩm và xuất khẩu với việc đưa sâm Ngọc Linh trở thành cây trồng chính cho vùng cao, khai thác lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng để trồng sâm theo hướng sản xuất hàng hóa và tạo vùng nguyên liệu, hướng tới khẳng định một thương hiệu “sâm Việt Nam”  như “sâm Triều Tiên”, “sâm Trung Quốc”, “sâm Nhật Bản”, “sâm Mỹ”. Cùng với hướng mở rộng diện tích trồng sâm là sự nghiêm cấm khai thác khi cây sâm còn non, chưa đủ 6 tuổi, và các nhà khoa học cũng đồng thời tiến hành nghiên cứu thăm dò tại những vùng núi khác có khí hậu, cao độ tương đương thuộc Trung Trung bộ, để xác định và mở rộng vùng sinh trưởng của sâm.
Tuy vậy, loại sâm quý này bị làm giả và bày bán trên thị trường. Sâm giả là củ tam thất ngũ điệp, mọc nhiều ở vùng núi cao thuộc một số tỉnh phía bắc Việt Nam và vùng Vân Nam (Trung Quốc). Lá củ tam thất nhọn hơn, lông tơ của lá cứng hơn, nhưng củ thì giống y sâm Ngọc Linh. Khi nấu nước uống, củ tam thất đắng nghét chứ không có vị đắng lẫn ngọt mát đặc trưng của sâm Ngọc Linh. Loại củ này chỉ có giá chừng vài trăm ngàn đồng/kg nhưng khi đội lốt sâm Ngọc Linh, giá lên đến vài chục triệu đồng/kg.
Những củ tam thất này được bơm chất kích thích trong quá trình trồng để lên mầm sớm, giúp vòng đời của cây nhanh hơn so với tự nhiên nhằm tạo nên những mắt giống củ sâm Ngọc Linh thật. Ngoài ra, vị đắng ngọt của sâm cũng được làm giả rất nguy hiểm bằng cách tẩm hóa chất vào củ tam thất hay tiêm chất bảo quản để giữ củ tươi lâu.
( Theo http://vi.wikipedia.org )