Những người ngồi lâu bên máy tính và có độ tuổi cao thường sẽ có triệu chứng của bệnh đau vai gáy cổ, nếu không có biện pháp tập luyện và chữa trị đúng cách thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sinh hoạt và làm việc của người bệnh. Dưới đây là một vài cách đông y để chữa đau vai gáy.
Thuốc uống
Bài 1: ngải diệp 16g, kê huyết đằng 16g, hồng hoa 6g, tô mộc 16g, đương quy 16g, hà thủ ô (chế) 16g, ngưu tất 12g, nam tục đoạn 16g, thạch xương bồ 16g, cà gai leo 16g, đinh lăng 16g, ngũ gia bì 16g, cát căn 16g, cam thảo 12g, bạch linh 10g, quế chi 8g, trần bì 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: khu phong, tán hàn, hoạt huyết, giảm đau, thông kinh lạc. Dùng thuốc từ 7 – 10 ngày.
Bài 2: phòng phong 16g, kinh giới 16g, trinh nữ 16g, huyết đằng 16g, cát căn 16g, đỗ trọng 10g, độc hoạt 16g, tang chi 12g, lá đơn đại hoàng 16g, lá lốt 16g, củ đợi 12g, cẩu tích 12g, tang ký sinh 16g, tần giao 10g, quế chi 8g, thiên niên kiện 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: dẹp phong, trừ hàn, thông kinh hoạt lạc.
Thuốc chườm
Bài 1: đậu đen 150g, thạch xương bồ 30g. Đậu đen để nguyên hạt, xương bồ cho vào cối đá giã giập. Trộn hai thứ rồi sao nóng, lấy khăn vải gói thuốc rồi chườm vào nơi bị đau. Công dụng: trừ phong trừ tà, thông kinh hoạt lạc.
Lá lốt giã nát sao nóng chườm vào nơi bị đau có tác dụng giảm đau, thông kinh hoạt lạc.
Bài 2: lá cúc tần, lá lốt mỗi thứ 1 nắm, giã nhỏ, trộn rượu sao nóng. Dùng miếng vải gói lại đem chườm tại chỗ. Tác dụng: ôn kinh, tán hàn, trục ứ, giảm đau.
Thuốc ngâm rượu
Bài 1: Xuyên khung 16g, thủ ô chế 16g, ngưu tất 20g, đương quy 20g, thạch xương bồ 16g, tục đoạn 20g, ngũ vị 20g, phá cố chỉ 10g, quế chi 10g, chích thảo 15g, cát căn 16g, đại táo 16g, bạch truật 16g, phòng sâm 20g, hoàng kỳ 16g. Các vị cho vào bình sành, đổ 2 lít rượu trắng ngon, ngâm khoảng 15 ngày là được. Ngày uống 40 -50ml, chia 2 lần trước bữa ăn. Công dụng: khu phong, tán hàn, trừ tà, thông kinh hoạt lạc.
Bài 2: Nấm lim xanh tươi nên phơi khô dưới ánh nắng mặt trời cho đến khi hoàn toàn khô và có mùi thơm đặc trưng.
- Trước khi sử dụng nấm cần loại bỏ sạch vỏ cây Lim còn dính dưới chân nấm vì vỏ và thân cây Lim rất độc. Ngâm hoàn toàn cây nấm lim xanh trong nước muối ấm, loãng khoảng 10 phút để loại bỏ những chất độc hại bám vào cây nấm trong quá trình phát triển trong tự nhiên.
- Có thể ngâm Nấm lim xanh cùng các vị thuốc như Nhân sâm, Đan sâm, Long nhãn… để thêm tác dụng bồi bổ.
Nên uống rượu ngâm Nấm Lim xanh vào buổi tối, ngày uống từ 1 đến 2 chén.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét