Suy nhược cơ thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người bệnh bởi nó gây ra những triệu chứng như khó ngủ, mẹt mỏi, lo âu, làm việc không hiệu quả… Tùy thể trạng cũng như cách sống mà việc điều trị có thể có kết quả sớm hoặc muộn. Hãy cùng Nấm lim xanh Quảng Nam tìm hiểu về cách chữa trị chứng suy nhược cơ thể hiệu quả.
Những nguyên nhân khiến cơ thể suy nhược
Ăn uống thiếu dinh dưỡng, lao động quá sức hay kiêng khem quá nhiều là những nguyên nhân chính dẫn đến chứng suy nhược cơ thể, ngoài ra những bệnh nhân có biểu hiện tâm thần, hay nóng nảy hay kích động cũng được xếp vào biểu hiện của chứng suy nhược cơ thể. Nhiều phụ nữ sau khi sinh hoặc người đang mắc bệnh cũng khiến cơ thể thiếu sức sống.
Biểu hiện thường thấy
Hay gặp ác mộng, thiếu hoắc mất ngủ là những biểu hiện chính của chứng suy nhược, kèm theo đó là vận động ít, hay bị đau khi vận động, sợ ánh sáng, đau đầu và sợ ánh sáng thường xuyên. Ngoài ra, còn có các rối loạn lo âu với cảm giác bồn chồn, khó chịu trong cơ thể, lo sợ, bi quan, mệt, uể oải, hay đổ mồ hôi trộm, da xanh xao tái nhợt, đôi khi ngất xỉu. Có cảm giác chán ăn, đầy hơi, buồn nôn, giảm ngon miệng, sụt cân.
Điều trị chứng suy nhược cơ thể
Mỗi nguyên nhân sẽ có một cách khắc phục riêng
Đối với người sau phẫu thuật hay sinh nở… cơ thể suy nhược chủ yếu do phải dồn sức vào một việc gì đó quá nặng nhọc, bởi vậy việc bổ sung nước, dinh dưỡng, ăn uống hợp lý là có thể khắc phục được và thời gian cũng ngắn hơn các trường hợp khác. Trong bữa ăn chỉ cần đầy đủ đạm, béo, bột đường, vitamin và nhiều rau xanh là được. Nên ăn nhiều những món ăn mà mình có cảm giác ngon và thích thú. Nếu ăn uống thấy không ngon miệng thì nên chế biến món ăn loãng, dễ tiêu.
Đối với người lao động quá sức việc đầu tiên cần làm là điều chỉnh lại lịch làm việc và học tập, tập trung thư giãn và bổ sung dinh dưỡng trong bữa ăn. Cần xoa bóp chân tay, nhất là vùng lưng và các khớp gối.
Đối với người bệnh suy nhược cơ thể do các rối loạn trầm cảm, lo âu và rối loạn thần kinh thì phải dùng các thuốc chống trầm cảm, lo âu. Việc điều trị phải liên tục và kéo dài trung bình sáu tháng đến hai năm và có bác sĩ chuyên khoa tâm thần, tâm lý, nội thần kinh theo dõi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét